• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

19/05/2022 by pth Để lại bình luận

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, khoảng từ 16-17 tiếng/ngày nhưng giấc ngủ của trẻ lại không kéo dài mà chia thành nhiều giấc ngủ ngắn, trung bình từ 2-4 tiếng bất kể ngày hay đêm trong suốt vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ đỡ vất vả hơn, vì vậy bố mẹ nên tạo lập thói quen đi ngủ tốt cho bé ngay từ những tháng đầu đời. Dưới đây là một số lời khuyên của Trần Thảo Vi giúp ổn định giấc ngủ cho trẻ sơ sinh.

1. Cho bé ngủ đủ vào ban ngày

Thông thường trong 6 – 8 tuần đầu sau sinh, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi lần. Nếu cho bé thức quá 2 tiếng rồi mới cho ngủ, thì bé có thể mệt mỏi và khó ngủ.

Một số bà mẹ có cho rằng cho con thức nhiều vào ban ngày để ban đêm bé ngủ nhiều hơn, ngon hơn, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Khi bé thức nhiều bé sẽ mệt mỏi dẫn đến não không đủ khả năng tự trấn an, giữ bình tĩnh để thư thái đi vào giấc ngủ và do đó vào ban đêm dễ tỉnh giấc và quấy khóc nhiều hơn.

Cho bé ngủ đủ vào ban ngày cũng là cách giúp mẹ thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé

Trên thực tế những bé ngủ ngon và đủ giấc ban ngày sẽ dễ dàng ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm hơn. Vì thế mẹ hãy cho bé ngủ đủ vào ban ngày nhưng cũng không nên để bé ngủ quá nhiều, ngủ bao lâu tùy thích vào ban ngày nhé, điều đó có thể khiến bé không ngủ đủ thời gian cần thiết vào ban đêm đấy.

2. Dạy con của bạn sự khác biệt giữa ngày và đêm

Để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh mẹ hãy dạy trẻ biết sự khác biệt giữa ngày và đêm. Trong khoảng 1 tuần tiên bạn sẽ không thể làm gì hãy cố gắng chịu vất vả trong khoảng thời gian này nhé, khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt đêm và ngày được rồi đấy.

Thời gian ngủ của mỗi bé khác nhau, tuỳ thuộc vào thể trạng mỗi bé.

Vào ban ngày khi thấy bé thức dậy và tỉnh táo mẹ hãy chơi với bé càng nhiều càng tốt. Đồng thời giữ cho phòng nhiều ánh sáng, tạo ra các âm thanh như người nhà cùng nhau nói chuyện, vui đùa với bé, nghe nhạc, kể chuyện… Nếu chưa đến thời gian ngủ mà bé có xu hướng ngủ trong khi bú, hãy đánh thức bé dậy nhé.

Vào ban đêm khi bé thức đừng chơi hay nói chuyện nhiều với bé, giảm thiểu triệt để ánh sáng và tiếng ồn xung quanh. Cứ như vậy chẳng bao lâu sau, bé sẽ phân biệt được ngày đêm và nhận ra đâu là thời gian ngủ.

3. Nhận biết dấu hiệu mệt mỏi của trẻ

Như Trần Thảo Vi đã chia sẻ ở trên trong khoảng 8 tuần đầu tiên trẻ sơ sinh hầu như không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc, nếu cho bé thức quá 2 tiếng rồi mới cho ngủ, thì bé sẽ bị mệt mỏi và khó ngủ trở lại. Vì thế nhận biết các dấu hiệu mệt mỏi, muốn đi ngủ của bé là điều cần thiết.

Bí quyết giúp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc

Các dấu hiệu đó là bé hay dụi mắt, kéo tai hay tỏ vẻ bứt rứt nhiều hơn bình thường,… Khi nhận thấy những dấu hiệu buồn ngủ trên, hãy đặt bé xuống để ngủ. Mẹ sẽ sớm phát triển “giác quan thứ sáu” về các thói quen và nhịp điệu hành vi hàng ngày của bé, theo bản năng làm mẹ bạn sẽ biết được khi nào bé sẽ sẵn sàng cho một giấc ngủ.

Hướng dẫn mẹ cách massage cho bé giúp bé ngủ ngon hơn

Giúp trẻ sơ sinh có được một giấc ngủ ngon, ngủ sâu là rất cần thiết vì thế ngay từ bây giờ hãy thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh từ những chia sẻ của Trần Thảo Vi các mẹ nhé. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển thật tốt, đừng quên đồng hành cùng Trần Thảo Vi ở những bài viết tiếp theo!

Xem thêm:

Trọn bộ bí quyết giúp chăm sóc trẻ sơ sinh trong 20 giờ đầu tiên mẹ nên biết

Giải pháp hữu hiệu trị hăm tã mẹ không nên bỏ qua

Xem thêm: https://tranthaovi.com/nuoi-con/

Rate this post

Liên Quan

  • Bỏ túi ngay thực đơn giảm cân khi đang cho con bú
  • Bé bú sữa mẹ để ngăn mát có tốt không?
  • Cách ly xã hội và những điều lưu ý khi chăm bé sơ sinh
  • Bị sốt cao, đau tức ngực có phải bị tắc tia sữa không?
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ bên ngoài?
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ phòng?
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn với 8 bí quyết vàng
  • Những sai lầm tai hại trong quá trình cho nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nghe nhạc cho trẻ thông minh nhưng không nguy hiểm đến thính giác bé
  • Bật mí từ A-Z về giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Mẹ nên biết!

Thuộc chủ đề:Nuôi con

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Thực phẩm “chuẩn” cho bà bầu 3 tháng cuối để thai kỳ khoẻ mạnh

Bật mí quy trình tắm bé sơ sinh tại nhà đúng cách, an toàn

Aerobic giảm mỡ bụng – bài tập thể dục được nhiều chị em lựa chọn nhất

Nuôi con bằng sữa mẹ – 6 lợi ích vàng có thể mẹ chưa biết!

Bà bầu 8 tháng có nên ăn dứa không?

20 dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất mẹ nên biết!

An tâm nuôi con bằng sữa mẹ với 5 tư thế cho bé bú đúng chuẩn

Muốn thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối – không nên bỏ qua những món sau

Chồng chăm vợ ốm – bí quyết chăm vợ mau khỏe

Những câu mà chồng “chăm vợ kỹ” sẽ luôn nói với vợ

VÌ SAO Ở CARE WITH LOVE TẬP YOGA BẦU MANG LẠI LỢI ÍCH THIẾT THỰC NHẤT

Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu, dấu hiệu không nên bỏ qua!

Mang thai 12 tuần mẹ nên ăn gì để tốt cho sức khoẻ?

Bà bầu có nên ăn dứa 3 tháng cuối không?

Đọc vị 10 dấu hiệu sắp sinh những tuần cuối chính xác nhất

Bà bầu có được ăn quả dứa không?

Giảm mỡ bụng thành công hiệu quả tại nhà

Bí quyết giúp chồng chăm vợ khi mang thai khoa học và đảm bảo nhất?

Mẹ bầu ốm nghén – Cách cắt cơn ốm nghén mẹ bầu hiệu quả không ngờ

Copyright © 2022 tranthaovi.com