• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Chăm sóc hậu sản sau sin và nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản –

23/05/2022 by pth Để lại bình luận

Chăm sóc hậu sản sau sinh cần chú ý phần vệ sinh đúng cách. Nếu không biết cách vệ sinh đúng rất có thể sản phụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sinh. Hôm nay Trần Thảo Vi sẽ chia sẻ đến các mẹ cách chăm sóc, vệ sinh thời kỳ hậu sản và nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản. Cùng tìm hiểu ngay nào!

Sau sinh và những thay đổi của cơ thể bạn cần biết

Cách vệ sinh đúng chăm sóc hậu sản sau sinh

Trong thời gian hậu sản, cách giữ vệ sinh đúng cho người mẹ như sau:

•             Tắm rửa hàng ngày, làm sạch da, loại bỏ các tế bào chết và lớp bụi bẩn bám trên da, giúp cơ thể thoải mái và lưu thông máu được tốt hơn.

•             Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, không được ngâm mình lâu trong bồn tắm, tắm phòng kín, tránh gió lùa. Sau khi tắm nhanh chóng làm khô người và mặc quần áo đủ ấm.

Trong giai đoạn chăm sóc hậu sản sau sinh, mẹ hạn chế tắm lâu, tắm nước lạnh
Hạn chế tắm, hoặc chỉ tắm bằng nước ấm

•             Vệ
sinh kỹ vùng vết may tầng sinh môn bằng nước ấm sạch, không nên rửa mạnh hay ấn
rửa sâu vào trong âm đạo. Giữ cho vết may khô bằng cách chặm sản dịch bằng khăn
vải, bông… Chú ý mỗi lần đi vệ sinh nên rửa sạch, nhẹ nhàng lau và giữ khô
tương tự như trên.

•             Nếu
sinh mổ, vết mổ cũng cần phải giữ cho khô ráo, vệ sinh sạch, thường xuyên thay
gạc (nếu vết mổ được may bằng chỉ không tan thì các mẹ nên đến cơ sở y tế để cắt
chỉ).

•             Sử
dụng khăn lông với nước sạch lau rửa, vệ sinh bầu vú hằng ngày.

Nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản một tai biến
sản khoa thường gặp trong thời kỳ hậu sản, là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở sản
phụ sau khi sinh thường hoặc sinh mổ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (cổ tử
cung, tử cung, âm đạo)

Nhiễm khuẩn hậu sản rất nguy hiểm
và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản
khoa.

Nguyên nhân bệnh nhiễm khuẩn hậu sản

Cơ sở vật chất, trang thiết bị không an toàn, không được đảm bảo tính vô khuẩn.
Các thiết bị phục vụ trong khi mẹ chuyển dạ không vệ sinh, an toàn

Nguyên nhân nhiễm khuẩn hậu sản
có thể bắt nguồn từ cả 3 giai đoạn trước, trong và sau sinh:

•             Cơ
sở vật chất, trang thiết bị không an toàn, không được đảm bảo tính vô khuẩn.

•             Các
chỉ định và kỹ thuật can thiệp không đúng thời điểm .

•             Chăm
sóc sản phụ trước, trong và đặc biệt là sau sinh không đảm bảo vệ sinh, đúng
quy trình.

•             Trước
sinh các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục không được xử lý tốt.

•             Ối
vỡ non, ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản.

Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ cần chú ý các thay đổi của cơ thể để biết bản thân có phải đã nhiễm khuẩn hậu sản hay không
Sốt là dấu hiệu phổ biến nhất thể hiện mẹ đã bị nhiễm khuẩn hậu sản

Các triệu chứng nhiễm khuẩn hậu sản điển hình như sau:

•             Sốt
nhẹ, ớn lạnh

•             Sản
dịch có mùi hôi khó chịu

•             Một
hoặc hai bên vú cảm thấy đau cứng, nóng đỏ

•             Đau
hạ vị, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi

•             Da
đỏ, nhạy cảm, tiết dịch kèm sưng nóng

•             Nhiễm
trùng vết mổ: đau xung quanh vết mổ, vết mổ có dấu hiệu như sắp bung

•             Nhiễm
trùng đường tiểu: Tiểu khó, tiểu gắt, tiểu nhiều bọt có thể kèm máu, cảm giác
phải đi tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít hoặc không có nước tiểu.

Hướng dẫn cách gội đầu bằng bồ kết sau sinh tại nhà

Phòng ngừa và biện pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn hậu sản

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản
chúng ta nên:

•             Các
dụng cụ hay trong phòng sinh phải đảm bảo điều kiện vô khuẩn

•             Trong
quá trình sinh, các thủ thuật phẫu thuật sản phụ khoa, tiến hành thăm khám cũng
phải đảm bảo điều kiện như trên.

•             Xử
trí tốt các tổn thương sinh dục sau khi sinh

•             Đề
phòng chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối

•             Không
để sót nhau thai

•             Phát
hiện và điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục cả trước, trong
và sau sinh.

•             Sau khi sinh đảm bảo vệ sinh, chăm sóc cơ thể, tầng sinh môn, vết mổ đúng cách, tránh bế sản dịch.

Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức

Khi thấy có các triệu chứng như trên các mẹ nên đến ngay có sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán và có biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh nhiễm khuẩn hậu sản kịp thời, thích hợp.

Xem thêm các bài viết khác về cách chăm sóc mẹ sau sinh dưới đây:

Các mẹ đã biết cách chăm sóc sau sinh tại nhà chưa?

Chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào là đúng nhất?

Trị dứt 5 bệnh viêm phụ khoa thường gặp sau sinh

Trần Thảo Vi vừa chia sẻ xong cách chăm sóc, vệ sinh thời kỳ hậu sản và nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản. Hi vọng đã mang đến những thông tin hữu ích nhất, cuối cùng chúc các mẹ trải qua thời kỳ hậu sản khỏe mạnh và thuận lợi nhất.


Xem thêm: https://tranthaovi.com/cham-soc-sau-sinh/

Rate this post

Liên Quan

  • Cách làm đẹp da sau sinh mổ 2020 mẹ nào cũng nên biết
  • Chăm sóc vết mổ sau sinh nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục?
  • Massage bầu – Phương pháp giúp mẹ đánh bay mệt mỏi trong suốt thai kì
  • Giúp mẹ giảm cân hiệu quả sau sinh tại nhà bằng biện pháp đơn giản
  • Các bệnh hậu sản thường gặp
  • Sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, mẹ lợi sữa cho con bú?
  • Chăm sóc sau sinh và những sai lầm các mẹ hay mắc phải
  • Các bài tập giảm cân sau sinh hiệu quả tại nhà, cực kỳ đơn giản
  • Các bệnh hậu sản thường gặp – Bà mẹ sau sinh nên biết
  • Chăm sóc đúng cách để vết mổ sau sinh không còn là nỗi lo

Thuộc chủ đề:Chăm sóc sau sinh

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Bí quyết massage bầu phần chân giúp mẹthư giãn, giảm đau nhức

Bà bầu đã hiểu tất tần tật hết Yoga bầu như thế nào chưa?

PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI – NGẠI GÌ NHẬN QUÀ

Thai phụ cần lưu ý những gì khi ăn măng?

Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Sở hữu vóc dáng chuẩn với bài tập aerobic giảm mỡ bụng

Aerobic giảm mỡ bụng – bài tập thể dục được nhiều chị em lựa chọn nhất

Bài tập aerobic giảm mỡ bụng đơn giản cho người mới bắt đầu

4 cách giảm cân sau sinh hiệu quả sau 6 tháng đã được chứng thực –

Cách làm đẹp da sau sinh mổ 2020 mẹ nào cũng nên biết

Những dấu hiệu mang thai sớm nhất, mẹ bầu đã biết chưa?

Ghế massage bầu có thực sự tốt cho phụ nữ mang thai? –

Massage bầu tại nhà an toàn, hiệu quả – Mẹ bầu không thể bỏ qua các lưu ý sau

Bé bú sữa mẹ để ngăn mát có tốt không?

Các bệnh hậu sản thường gặp – Bà mẹ sau sinh nên biết

Học cách chồng chăm vợ đẻ đúng của các sao Việt

Mang thai tháng 7 em bé đạp nhiều không?Mẹ đã biết?

Giảm cân sau sinh hiệu quả sẽ đơn giản hơn với 10 lưu ý này

Tắm bé sơ sinh tại nhà – những mẹo dân gian cực hay

Chậm kinh có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

Copyright © 2022 tranthaovi.com