• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Bật mí từ A-Z về giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Mẹ nên biết!

19/05/2022 by pth Để lại bình luận

Bạn là “mẹ bỉm sữa”, lần đầu tiên làm mẹ chưa có kinh nghiệm gì về giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Trên thực tế thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, cũng không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Đang có nhiều thắc mắc và lo lắng về điều này. Hôm nay Trần Thảo Vi sẽ chia sẻ tất tần tật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, cùng đi vào tìm hiểu ngay nhé.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thật sự rất quan trọng, vì ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp cho trẻ sơ sinh lớn nhanh và phát triển trí não tốt hơn. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh có thể ngủ đến 16-17 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi đói hoặc đi tiểu, đại tiện. Nguyên nhân một phần do bé chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ

Sự quan trọng và lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sau khi sinh:

•             Phát triển trí não tốt hơn

•             Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương

•             Bé sẽ lớn lên trong khi ngủ

•             Giúp bé thoải mái hơn về tinh thần

•             Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.

•             Giúp bé trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh chúng

2. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

•             Trẻ mới sinh cho đến 1 tháng tuổi gần như ngủ rất nhiều, suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 tiếng/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ và thức giấc nhiều lần kể cả ngày lẫn đêm. Đây là khoảng thời gian mẹ khá vất vả để bắt nhịp với “thời gian biểu” bất thường của bé.

•             Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6-8 giờ) mà không thức giấc. Nhưng mẹ nên lưu ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú, mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bú.

•             Đối với các trường hợp đặc biệt như bé nhẹ cân, sinh non tháng, trào ngược dạ dày thực quản mẹ nên cho bú thường xuyên hơn.

3. Các giai đoạn của một giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có nhiều giai đoạn, tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ là:

Giấc ngủ nhanh – REM  (Rapid Eye Movement: cử động mắt nhanh): đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ hay nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ nhanh chiếm đến khoảng một nửa thời gian ngủ của bé trong ngày nên mặc dù ngủ tới 16 – 17 giờ một ngày nhưng bé chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 giờ.

Làm thế nào để biết bé ngủ đủ hay chưa?

Giấc ngủ chậm – Non REM (Non- Rapid Eye Movement: không cử động mắt nhanh): Giấc ngủ chậm gồm 4 giai đoạn :

•             Giai đoạn 1 buồn ngủ: Mí mắt bắt đầu sụp xuống và có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật

•             Giai đoạn 2 ngủ lơ mơ: Trẻ vẫn có các cử động, giật mình, vặn mình hoặc trở mình.

•             Giai đoạn 3 ngủ sâu: Trẻ yên lặng và không cử động.

•             Giai đoạn 4 ngủ rất sâu: trẻ tiếp tục yên lặng và không cử động.

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn tiến tuần tự theo 4 giai đoạn trên rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang giấc ngủ nhanh – REM.

Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.

Các mẹ nên tắm, massage cho bé mỗi ngày để bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn

4. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau vì phụ thuộc vào độ tuổi, cử bú cũng như thói quen sinh hoạt của mẹ.

Thời gian ngủ của mỗi bé khác nhau, tuỳ thuộc vào thể trạng mỗi bé.

Mẹ có thể tham khảo một số thông tin về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi như sau:

•             Trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng:

Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để bú. Trung bình, một bé 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

•             Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng:

Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 16-17 giờ mỗi ngày, trong đó khoảng 8-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ ở ban ngày, chia ra khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn. Trong tháng thứ 3, bé ngủ trung bình 15 giờ/ ngày, cụ thể khoảng 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

•             Trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng: bé có thể chỉ còn ngủ khoảng 15 giờ một ngày.

5.  Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Có thể nói ngủ nhiều trong khoảng thời gian này được khuyến cáo là tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt là sự phát triển của trí não và hệ thần kinh trung ương.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ nhanh – REM), điều cần thiết cho sự phát triển của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ nhanh (REM – chuyển động mắt nhanh) là ngủ không sâu vì thế trẻ sơ sinh sẽ dễ thức giấc.

Khi bé khoảng 6 – 8 tuần tuổi, hầu hết các trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, nhưng vẫn thường xuyên thức dậy để bú vào ban đêm. Đồng thời giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.

6. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi nếu trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ bị khó ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển trí não và chiều cao của bé.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu lâu là đủ?

Trong khoảng thời gian từ 22h – 24h – 2h trẻ cần phải ngủ sâu vì đây là thời điểm hormone chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ thời gian này, con của bạn có thể sẽ phát triển chiều cao không bằng các trẻ khác.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, vì vậy cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

7. Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Bí quyết giúp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc

Để giúp trẻ ngủ ngoan và sâu giấc, các mẹ có thể thực hiện các gợi ý sau đây:

  • Nhận biết các dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ như bé lim dim, hay dụi mắt, bứ tay, ngáp,…
  • Cho bé bú no trước khi đi ngủ
  • Dạy bé phân biệt ngày và đêm (mẹ nên bắt đầu làm điều này bé được 2 tuần tuổi).
  • Tập cho bé tự ngủ. Không nên tạo thói quen xấu khi dỗ bé ngủ (ví dụ như ôm bé trên tay cho đến khi bé ngủ mới đặt xuống giường,…)
  • Tạo không khí bình yên giúp bé đi vào giấc ngủ.
  • Khi bé ngủ cần không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng nhẹ.
  • Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho bé ngủ và bày trí với màu sắc nhẹ nhàng sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.
  • Trên giường hay nôi cho bé ngủ cho trẻ có chăn, gối thật êm, mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn, đồng thời giúp giữ ấm cho bé suốt thời gian ngủ.
  • Nên để bé ngủ sâu ở khoảng thời gian 22h – 24h – 2h để đảm bảo sự phát triển trí não, chiều cao của bé được tốt nhất.

Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh thật sự rất quan trọng, mẹ nên đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc kể cả ngày lẫn đêm, để bé được phát triển một cách tốt nhất. Trần Thảo Vi vừa chia sẻ tất tần tật các thông tin về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, hi vọng đã giải đáp phần nào những thắc mắc, lo lắng của các mẹ về vấn đề này. Cuối cùng Trần Thảo Vi chúc bé yêu nhà bạn thật mạnh khỏe, “mau ăn chóng lớn”.  Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Trần Thảo Vi nhé!

Xem thêm:

Trọn bộ bí quyết giúp chăm sóc trẻ sơ sinh trong 20 giờ đầu tiên mẹ nên biết

Giải pháp hữu hiệu trị hăm tã mẹ không nên bỏ qua

Xem thêm: https://tranthaovi.com/nuoi-con/

Rate this post

Liên Quan

  • Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ bên ngoài?
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ phòng?
  • Dinh dưỡng trong sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở tủ đông?
  • Bé bú sữa mẹ để ngăn mát có tốt không?
  • 3 nguyên tắc mẹ nhất định phải nhớ khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
  • Những sai lầm tai hại trong quá trình cho nuôi con bằng sữa mẹ
  • Cách ly xã hội và những điều lưu ý khi chăm bé sơ sinh
  • Bỏ túi ngay thực đơn giảm cân khi đang cho con bú

Thuộc chủ đề:Nuôi con

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Tắc tia sữa khi cho con bú có thể điều trị triệt để tại nhà không?

Bà bầu ăn măng được không? Lợi ích của nó ra sao?

Dấu hiệu mang thai sau 2 tuần quan hệ là gì? Mọi mẹ bầu nên biết

Bài tập Aerobic giảm mỡ bụng sáng sớm hiệu quả bất ngờ

Các hộ lý giàu kinh nghiệm chia sẻ bí quyết chăm sóc sau sinh

4 bí quyết vàng giúp giảm cân sau sinh hiệu quả sau 6 tháng

Chồng chăm vợ và những câu tuyệt đối không nên nói với vợ của mình

Mẹ bầu ốm nghén – Cách cắt cơn ốm nghén mẹ bầu hiệu quả không ngờ

Mang thai tháng thứ 7 bị đau lưng mẹ nên làm gì?

Các bệnh hậu sản thường gặp

Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Bổ Sung Sai Cách Mà Nhiều Người Mắc Phải

Thai 12 tuần bụng đã to chưa?

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì để bé phát triển tốt

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng siêu nhanh trong 1 tuần

Chồng chăm vợ kỹ, đàn ông “soái ca” mấy cũng không bằng

Tắc tia sữa khi cho bé bú là khi ngực xuất hiện cục cứng đúng không?

Chăm sóc hậu sản sau sinh và nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản

Những sai lầm tai hại trong quá trình cho nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Mẹ đã biết chưa?

Aerobic giảm mỡ bụng – bài tập thể dục được nhiều chị em lựa chọn nhất

Copyright © 2022 tranthaovi.com