• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Thường xuyên chóng mặt có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

11/05/2022 by pth Để lại bình luận

Trần Thảo Vi xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến các bạn về vấn đề “Thường xuyên chóng mặt có phải là dấu hiệu mang thai hay không?”. Chóng mặt quả thật là một trong những dấu hiệu mang thai nhưng trong nhiều trường hợp đó có thể một triệu chứng bệnh lý khác, nào cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

1. Thường xuyên chóng mặt có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

Chóng mặt thường được mô tả là cảm giác choáng váng, như mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo cảm giác mất cân bằng.

Trên thực tế, trong thời kỳ đầu mang thai mẹ bầu trải qua tình trạng ốm nghén, buồn nôn, nôn ói rất nhiều. Những triệu chứng này khiến cho lượng đường trong máu giảm gây mất cảm giác ngon miệng, từ đó làm bạn bị chóng mặt. Vậy có thể nói thường xuyên chóng mặt là một dấu hiệu mang thai, nhưng nó không xuất hiện riêng lẻ mà kèm theo các biểu khác như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi hay đi tiểu liên tục…

Nếu bạn thường xuyên chóng mặt mà không kèm theo các biểu hiện mang thai khác như đã nói trên thì dấu hiệu chóng mặt đó có thể là một triệu chứng bệnh lý khác.

Trần Thảo Vi cũng chia sẻ thêm với các bạn chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, vì thế muốn điều trị chóng mặt hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, căn bệnh gốc mà bạn đang mắc phải. Trong phần lớn các trường hợp, chóng mặt không mang tính nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu căn nguyên bệnh được chữa khỏi.

2. Nguyên nhân của dấu hiệu chóng mặt khi mang thai

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, trong đó  bao gồm cả những thay đổi khác nhau xảy ra trong cơ thể sản phụ.

  • Trong 3 tháng đầu tiên: sự tăng lên đột ngột của nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở các thành mạch máu, điều này gây hạ huyết áp khiến bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng. Cộng thêm tình trạng ốm nghén cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, bởi vì cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ lượng dưỡng chất cần thiết qua thức ăn.
  • Trong 6 tháng cuối của thai kỳ: lượng máu tăng 30% khi thai nhi phát triển, điều này khiến huyết áp tăng lên, từ đó dẫn đến chóng mặt.
Woman holding a positive pregnancy test

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến bạn cảm thấy chóng mặt như:

• Chán ăn, mất nước

• Thân nhiệt tăng lên

• Tiền sản giật

• Thiếu hemoglobin – một loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và hoa mắt, chóng mặt.

3. Những điều bạn nên làm khi cảm thấy chóng mặt

  • Ngồi xuống từ từ để tránh ngã bất ngờ (ngồi với tư thế đặt đầu ở khoảng giữa hai đầu gối), lưu ý khi ngồi xuống hoặc đứng dậy từ từ, vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Nên nhờ người mở ngay cửa và cửa sổ ra hoặc cố gắng đi đến những nơi thông thoáng.
  • Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp cải thiện lưu thông máu đến não và khiến bạn cảm thấy khá hơn đấy.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, ăn nhẹ sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều năng lượng, tránh được nguy cơ bị chóng mặt do giảm đường huyết.
  • Các bạn nên tắm nước lạnh nếu cảm thấy lâng lâng.

Mời bạn xem thêm: Đáng lưu tâm cho các cặp vợ chồng – Những dấu hiệu mang thai sớm không thể bỏ qua Thử thai vào lúc nào là chuẩn nhất – Chị em nên tham khảo

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Trần Thảo Vi, hi vọng những gì Vi chia sẻ đã giúp ích được cho các bạn. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ như ý nhất.

Xem thêm: https://tranthaovi.com/chuan-bi-mang-thai/

Rate this post

Liên Quan

  • Chậm kinh có phải là dấu hiệu mang thai hay không?
  • Đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không?
  • Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên tất cả mẹ bầu nên biết
  • Dấu hiệu mang thai sớm có gây đau ngực, màu sắc âm hộ thay đổi không?
  • 7 Dấu hiệu mang thai con gái mẹ không nên bỏ qua
  • Các dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết và chuẩn xác nhất
  • Muốn thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối – không nên bỏ qua những món sau
  • 11 dấu hiệu mang thai sớm sau 7 ngày quan hệ dễ nhận biết nhất
  • 5 dấu hiệu mang thai sớm thường gặp nhất các mẹ nên biết
  • Dinh dưỡng khi mang thai: Các thực phẩm nên ăn và cần tránh xa trong 3 tháng đầu

Thuộc chủ đề:Chuẩn bị mang thai

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Bài tập Aerobic giảm mỡ bụng sáng sớm hiệu quả bất ngờ

Giảm 15kg trong 3 tháng

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng như thế nào?

Bị sốt cao, đau tức ngực có phải bị tắc tia sữa không?

Massage bầu cuối thai kỳ – liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe mẹ và bé

Nám da mẹ bầu – Các loại trái cây trong uống ngoài xoa dưỡng da nám cho mẹ bầu

Sở hữu vóc dáng chuẩn với bài tập aerobic giảm mỡ bụng

Các bệnh hậu sản thường gặp

Tất tần tật bí quyết tập yoga bầu tại nhà hiệu quả cho chị em

Dinh dưỡng khi mang thai: Các thực phẩm nên ăn và cần tránh xa trong 3 tháng đầu

Giảm cân sau sinh – lưu ý 3 nhóm thực phẩm giúp giảm cân và bổ dưỡng

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý điều gì?

Thai 12 tuần bụng đã to chưa?

Chồng chăm vợ ốm nghén – tưởng khó nhưng hóa dễ

Dấu hiệu mang thai sớm có gây đau ngực, màu sắc âm hộ thay đổi không?

Quy tắc chăm sóc sau sinh cho mẹ sinh thường cần biết

Bí quyết phục hồi sau sinh mổ được nhiều mẹ áp dụng –

Bí quyết để chồng chăm vợ và “giữ lửa” hạnh phúc hôn nhân

Câu trả lời “Bà bầu nên ăn mít không” đây rồi

Luôn nhớ những điều này khi massage bầu tại nhà

Copyright © 2022 tranthaovi.com