Không phải ngẫu nhiên mà các kinh nghiệm tắm dân gian cho bé sơ sinh tại nhà được nhiều cha mẹ áp dụng đến hôm nay. Nhiều loại cây từ thiên nhiên có tác dụng rất tốt khi nắm bé sơ sinh tại nhà, có tác dụng trị rôm rẩy, làm sạch cơ thể, tránh bị mẫn ngứa, giúp bé ngủ ngon hơn.
Nhiều gia đình khi tắm cho trẻ sơ sinh vẫn sử dụng những loại lá, bài thuốc dân gian để chữa rôm sảy, mẩn ngứa. Nhưng đây đều là những kinh nghiệm dân gian. Vì vậy các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kĩ, cẩn thận trước khi áp dụng cho trẻ.
Tác dụng của những loại lá cây
Từ lâu, các loại dược thảo và lá cây được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng khác nhau đã được nhiều thế hệ biết đến. Trong Đông y, các loại lá cây có thể sử dụng để tắm cho bé được chia làm nhiều loại khác nhau:
– Chuyên trị rôm sảy, mụn nhọt: lá sài đất, bồ công anh, mướp đắng, rau má… Trong các loại trên thì mướp đắng và rau má là hai loại lá thanh nhiên, làm mát nên có thể dùng để tắm hằng ngày. Sử dụng thường xuyên hai loại thảo mộc này cũng không gây hại gì.
– Các bệnh như mẩn ngứa, dị ứng, lở loát, viêm da cơ địa: cha mẹ có thể dùng các nhóm cây thanh nhiệt, khu phong như lá khế hay kinh giới…
– Trị thủy đậu, chốc lở, ngứa, mụn mủ: lá trầu không, chè xanh, chân vịt, xuyên tâm liên…
– Diệt côn trùng (chấy, rận…): lá na, hạt na, lá xoan.
Như vậy, rõ ràng việc sử dụng các loại lá để tắm trẻ sơ sinh theo Đông y là rất tốt cho bé. Việc tắm bằng các loại lá không những trị các bệnh thông thường mà còn hạn chế việc dị ứng với hóa chất và giảm bớt chi phí không cần thiết cho các gia đình.
Những nguy cơ khi tắm bằng lá
Theo nhiều chuyên gia về sức khỏe, vẫn cần phải rất cẩn trọng khi sử dụng các loại lá bởi chưa có bằng chứng khoa học nghiên cứu về điều này.
Hơn nữa, với xu thế hiện này, rất nhiều các loại lá cây hiện nay có thể bị nhiễm bẩn do môi trường hoặc phun thuốc trừ sâu. Vì vậy khi da của trẻ sơ sinh đã bị tổn thương như trầy xước, sưng… thì những loại vi khuẩn còn trên các lá cây vẫn sẽ sống được dù đã đun sôi và làm hại đến vùng da tổn thương của bé.
Các loại lá không rõ nguồn gốc
Lá để tắm cho trẻ sơ sinh nếu không được sử dụng đúng cách và không rõ nguồn gốc thì không đảm bảo các loại côn trùng và vi khuẩn gây hại đã được xử lý hoàn toàn. Chúng sẽ nhanh chóng là tác nhân gây hại cho sức khỏe của trẻ nhiều hơn.
Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh bằng lá an toàn, hiệu quả
Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên làm theo những bước chỉ dẫn sau:
– Sử dụng những loại lá cây mình biết rõ nguồn gốc xem có bị phun thuốc hay sâu bệnh hay không.
– Các loại lá cây đều phải đun sôi, để nguội. Không dùng trực tiếp các loại lá cho trẻ khi tắm. Riêng kính giới hay mướp đắng có thể giã hay xay để lấy nước cốt và pha tắm.
– Lọc và vứt bỏ lá cây, giữ lại nước để dùng.
– Rửa lá cây thật sạch. Ngâm lá cây với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch.
– Tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm để loại bỏ các chất bẩn trên da trước khi tắm bằng nước lá. Cuối cùng làm sạch người trẻ sơ sinh bằng nước trắng để loại bỏ những bột lá còn sót lại trên tóc, da
– Chỉ lấy nước cốt chứ không nên dùng trực tiếp lá để tắm lên da hay đầu trẻ.
Một số loại lá thông dụng khi tắm cho bé
Theo quan niệm của Đông y, một số loại lá/hạt có tác dụng giảm đau, giải độc. Giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tiêu hóa, đau răng, hôi miệng, hạ sốt, giải cảm, chữa ho, hạ huyết áp, thấp khớp hay bệnh trĩ.
Theo một nghiên cứu khoa học cho thấy trong hạt mùi có chứa linalol. Một hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Vì vậy, việc sử dụng nước lá mùi để tắm cho trẻ nhỏ có khả năng làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn chống viêm nhiễm và phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
- Lá kinh giới
Nếu có sẵn lá tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và dùng dần. Mỗi lần tắm cho bé mẹ lấy 1 nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi 1 lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. Nước lá kinh giới giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại.
- Lá sài đất
Những mẹ ở vùng nông thôn thì có thể dễ dàng kiếm được sài đất ở bất cứ nơi nào. Nhưng các mẹ ở thành phố hiện nay cũng có thể mua được cây sài đất bán nhiều ngoài chợ đấy. Sài đất tươi mẹ đem nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại. Những nốt rôm sảy cũng bay đi đáng kể.
- Mướp đắng
Ngoài tác dụng nấu canh, mướp đắng còn giúp mẹ giảm cân mà còn có tác dụng rất kì diệu với làn da rôm sảy của bé. Thế nên nếu mẹ đang định làm món mướp đắng cho bữa cơm ngày hè thêm mát lành. Mẹ hãy nhớ mua thêm vài quả dư ra để tắm cho bé nhé. Mỗi lần tắm cho bé chỉ cần khoảng 2 trái. Mẹ hãy rửa thật sạch sau đó xay/giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé.
- Tía tô
Là một loại rau gia vị rất quen thuộc với mỗi gia đình, chúng ta có thể mua tía tô ngoài chợ, đem rửa sạch rồi nấu với nước tắm cho trẻ. Tía tô được coi như một loại kháng sinh tự nhiên, sẽ diệt khuẩn làm sạch da, ngoài ra làm mát cho da. Hỗ trợ các chứng mẩn ngứa rôm sảy rất tốt.
Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền bài thuốc dùng hạt kê đun nước tắm cho trẻ nhỏ để trị các nốt mụn nhọt, mẩn ngứa trên da.
Các loại lá kể trên giúp làm dịu các vết rôm mụn, có tác dụng trong việc diệt khuẩn, bảo vệ da bé không bị nhiễm trùng. Mùi lá thơm nhẹ nhàng trong lúc tắm giúp chống cảm lạnh cho bé, giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn ngay lần tắm đầu tiên. Vì vậy nếu có điều kiện, các mẹ hãy tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá ít nhất khoảng 2 lần/tuần nhé.
Những lưu ý khác
– Việc tắm trẻ sơ sinh bằng lá cây là không cần thiết nếu như da của trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
– Trong trường hợp tắm bé bằng lá thì cần đảm bảo về các loại lá có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh và không dùng trực tiếp mà cần ủ hay nấu qua nước sôi.
– Ngoài ra, nếu cha mẹ nào chưa có kinh nghiệm tắm bé thì có thể nhờ đế sự hỗ trợ của dịch vụ tắm bé tại nhà do các điều dưỡng viên chuyên nghiệp thực hiện.
Dù là phương pháp dân gian và có vẻ an toàn, nhưng ba mẹ cần tìm hiểu kĩ những loại lá, thông tin liên quan để biết chắc những loại đó là an toàn với trẻ. Mong rằng những gợi ý trên đây là những tham khảo hữu ích để các bậc phụ huynh có thêm chọn lựa khi tắm cho trẻ sơ sinh.
5 điều cần lưu ý khi để bé bơi thuỷ liệu
Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Các chuyên gia nói gì?