• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết ở tuần 39, mẹ bầu không nên bỏ qua

08/05/2022 by pth Để lại bình luận

Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ sớm là rất cần thiết. Điều đó giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho kỳ vượt cạn. Vậy dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết ở tuần 39 là gì? Như thế nào là dấu hiệu chuyển da thật? Hãy cùng Trần Thảo Vi tham khảo và chia sẻ những kinh nghiệm ngay sau đây nhé!

1. 10 dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết

Khi có 10 dấu hiệu sau đây, bạn có thể sớm biết được thời gian lâm bồn của mình. Đừng bỏ qua khi cơ thể có biểu hiện như:

1.1 Bụng bầu tụt xuống

Mẹ có thể quan sát phần ngực của mình. Nếu phần ngực không chạm được phía bụng trên, thì chắc chắn rằng, bé yêu đã tụt xuống phía khung xương chậu và sẵn sàng chào đời. Một số mẹ bỉm, còn cảm nhận rõ phần đầu của bé, đã lọt xuống xương chậu. Một số khác ít nhận biết rõ rệt. Đây là dấu hiệu cho thấy, bé có thể sẽ chào đời vào 1-2 tuần tới. Mẹ nên cẩn thận đi lại nhẹ nhàng.

Bụng mẹ có dấu hiệu sắp sinh khi tụt xuống phần xương chậu
Bụng mẹ có dấu hiệu sắp sinh khi tụt xuống phần xương chậu

1.2 Dễ thở hơn

Bụng bầu của mẹ tụt xuống xương chậu, khiến mẹ đi lại nặng nề hơn. Nhưng sẽ giúp mẹ cảm thấy phần ngực nhẹ và dễ thở. Bởi lúc này, bé đã không còn đè lên phổi, hay tạo áp lực lên lồng ngực của mẹ nữa. Đồng thời, chứng ợ nóng cũng sẽ được giảm đáng kể.

1.3 Ra nhớt hồng âm đạo

Mẹ bầu thấy hiện tượng ra nhớ hoặc huyết màu đỏ, hồng hoặc sẫm ở âm đạo, là một dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết ở tuần 39. Do khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở ra, phần dịch nhầy sẽ bị đẩy ra ngoài. Lúc này, mẹ có thể đến bệnh viện kiểm tra để xem, cổ tử cung mở chưa và được tư vấn thời điểm để nhập viện.

Mẹ có biết cách nhận biết dấu hiệu chuyển dạ?

1.4 Vỡ ối

Tình trạng nước ối rò rỉ từ vùng kín ra ngoài là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ nên đến bệnh viên ngay, để tránh nhiễm trùng nước ối và ảnh hưởng thai nhi. Vỡ ối là dấu hiệu đặc trưng, khi chuyển dạ. Mẹ không nên quá sợ hãi rằng, em bé sẽ chui ra bất chợt. Vì sau khi vỡ ối vài giờ bé mới chào đời.

1.5 Các cơn gò, đau thắt ở bụng

Các cơn gò đau chuyển dạ, có thể thường xuất hiện trước vài tuần sau sinh. Nhưng bạn cần lưu ý phân biệt, giữa cơn gò đau chuyển dạ thật và gò đau chuyển dạ giả, để có biện pháp kịp thời.

Mẹ có thể gặp những cơn đau chuyển dạ thật giả khác nhau

Các cơn gò chuyển dạ giả, diễn ra trong khoảng 30 giây và có sự lặp lại một cách ngẫu nhiên. Không theo bất kì quy luật nào và không gia tăng cường độ đau. Nếu mẹ thay đổi tư thế nằm, hoặc ngồi thì cơn đau sẽ giảm xuống đáng kể.

Trong khi đó, cơn đau gò chuyển dạ thật diễn ra đều. Lúc đầu đau nhẹ, sau đó mạnh dần lên và dù mẹ có thay đổ tư thế, vẫn không thuyên giảm cho đến khi mẹ sinh bé.

Do đó, nếu là cơn đau chuyển dạ giả, mẹ không cần quá lo lắng. Hãy nghỉ ngơi thật tốt nhé. Nếu đó là cơn đau chuyển dạ thật, mẹ nên trang bị để đến bệnh viện ngay.

1.6 Vùng kín của mẹ sưng nề

Do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, ngôi thai lớn kích thích, hệ thần kinh thay đổi, khiến mạch máu nuôi dưỡng âm đạo và tầng sinh môn dãn rộng. Máu được cấp nhiều hơn, để đường kính dãn nở tốt cho thai nhi. Do vậy, mẹ sẽ cảm thấy vùng kín bị sưng nề. Nhưng điều đó sẽ giúp mẹ sinh bé thuận lợi hơn.

Cách để kiểm soát cơn đau đẻ tốt nhất như thế nào?

1.7 Tiêu chảy 

Khi thai nhi từ tuần 38 trở đi, nếu mẹ vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khoa học và vệ sinh, nhưng vẫn bị tiêu chảy, thì đó là dấu hiệu sắp sinh, dễ nhận biết ở tuần 39. Nguyên nhân là do, kích thích tố sinh nở tác động lên ruột, gây ra đau bụng, dễ đi ngoài, đi ngoài phân lỏng và thường xuyên. Tuy nhiên, tình trạng tiêu chảy, sẽ hỗ trợ mẹ đào thải cặn bã trong ruột ra ngoài, để thai nhi thoải mái hơn. Mẹ nên uống nhiều nước, để tiêu hóa thức ăn và điều tiết hormone tốt hơn.

1.8 Các khớp dãn ra

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin. Giúp dây chằng mẹ mềm hơn và dãn ra để thích ứng với kích thước thai nhi trong bụng. Mẹ không nên quá hốt hoảng, nếu thấy các khớp bị nới lỏng nhé. Đó là điều tự nhiên, giúp khung xương chậu của mẹ mở rộng sẵn, chào đón bé yêu chào đời.

Đồng thời có thể cảm nhận được sự giãn nở của xương khớp bên trong cơ thể

1.9 Thay đổi vị giác và cảm giác thèm ăn

Vị giác của mẹ sẽ thay đổi ít nhiều, tùy vào cơ địa. Nếu mẹ bị ngán ăn, không thể ăn nhiều cùng lúc, thì có thể chia nhỏ bữa ăn. Mỗi bữa một ít, sao cho đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ hãy ăn các món thanh đạm, nhiều vitamin, hạn chế dầu mỡ. Đặc biệt, mẹ hãy bổ sung thêm trái cây như một món tráng miệng. Vừa giúp mẹ cải thiện vị giác ăn ngon hơn, vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.

1.10 Chuột rút

Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ thường gặp tình trạng chuột rút, cảm giác đau ở bên háng và phần lưng. Bởi các khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo dãn. Đây là một dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết sớm. Vì vậy, mẹ nên di chuyển đều đặn, nhẹ nhàng, tránh duy trì một tư thế ngồi quá lâu.

2. Làm thế nào để phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và dấu hiệu chuyển dạ giả?

Cách phổ biến để mẹ nhận biết dấu hiệu chuyển dạ thật và dấu hiệu chuyển dạ giả là thời gian cơn đau co thắt.

Mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn quần áo để ứng phó với cơn đau chuyển dạ, dù là thật hay giả

2.1 Chuyển dạ giả

Vào khoảng tháng 7,8 cơ thể mẹ sẽ gặp các cơn đau thắt giả với cường độ 2-3 lần/tuần, mẹ có cảm giác đau râm ran vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, mẹ cũng dễ nhận thấy bụng tụt xuống khung chậu làm cổ tử cung mở nhanh. Tuy nhiên hãy yên tâm vì các dấu hiệu chuyển dạ thật sẽ chỉ xuất hiện tầm 1-2 tuần trước ngày sinh.

2.2 Chuyển dạ thật

Khoảng 1-2 tuần trước ngày sinh, cơn co thắt ngày càng xuất hiện với cường độ mạnh hơn. Một số mẹ bầu còn có hiện tượng ra huyết trắng lợn cợn, gọi là dịch nhầy. Phần dịch nhầy có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung khi mang thai, dịch nhầy tiết ra để kích thích tử cung dãn mở rộng.

Những cơn chuyển dạ thật thường rất đau và khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu

Hy vọng với những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết ở tuần 39 kể trên đã giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị kỹ hơn về tâm lý và sức khỏe cho kỳ vượt cạn đầy thiêng liêng sắp tới. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý dấu hiệu chuyển dạ thật và giả để có biện pháp phù hợp. Chúc mẹ và bé mẹ tròn con vuông.

Xem thêm:

5 dấu hiệu chuyển dạ thông báo thời gian sinh nở của mẹ bầu

Bật mí 5 cách di chuyển an toàn cho bà bầu

Điểm danh 5 dấu hiệu chuyển dạ trước 1 tuần như thế nào?

Xem thêm: https://tranthaovi.com/sinh-con/

Rate this post

Liên Quan

  • Hướng dẫn mẹ bỉm tắm cho bé sơ sinh đúng cách
  • Nuôi con bằng sữa mẹ – 6 lợi ích vàng có thể mẹ chưa biết!
  • Tắc tia sữa lâu ngày có thể dẫn đến ung thư vú đúng hay sai?
  • An tâm nuôi con bằng sữa mẹ với 5 tư thế cho bé bú đúng chuẩn
  • Tắm cho bé sơ sinh bằng lá trầu – nên hay không?
  • Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn nhất?
  • Quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách – Mẹ đã biết?
  • Mách mẹ bí quyết tắm bé sơ sinh cực chuẩn tại nhà
  • 7 dưỡng chất “bất di bất dịch” cho chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối
  • Sữa mẹ để ngăn mát bao lâu thì chuyển lên ngăn đông?

Thuộc chủ đề:Sinh con

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Chồng chăm vợ kỹ sẽ luôn nói với vợ những câu nói này

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì để bé phát triển tốt

Dinh dưỡng khi mang thai và chế độ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh

Những điều cần biết khi chăm sóc sau sinh thời kỳ hậu sản

Tập thể dục giảm mỡ bụng dưới có hiệu quả không?

Bị sốt cao, đau tức ngực có phải bị tắc tia sữa không?

Các bệnh hậu sản thường gặp

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý điều gì?

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên tất cả mẹ bầu nên biết

Giảm cân sau sinh hiệu quả 1 tháng mà vẫn dồi dào sữa –

Chăm sóc sau sinh tại nhà và những việc cần lưu ý

Mách bạn kinh nghiệm dinh dưỡng 3 tháng giữa dành cho bà bầu

Những dấu hiệu mang thai sớm nhất, mẹ bầu đã biết chưa?

Bài tập yoga bầu khi mang thai các mẹ bầu cần biết?

Thai 6 tuần tuổi có quan hệ được không?

Bà bầu ăn măng được không?

Tắm cho bé và 8 vật dụng không thể thiếu khi tắm bé sơ sinh tại nhà

Massage bầu là gì? Lợi ích và cách massage bầu đúng chuẩn

PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI – NGẠI GÌ NHẬN QUÀ

Mách mẹ tuyệt chiêu giảm cân hiệu quả, an toàn sau 9 tháng sinh con

Copyright © 2022 tranthaovi.com