• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Dấu hiệu trẻ tự kỷ

08/05/2022 by pth Để lại bình luận

Hiện nay vấn đề trẻ bị tự kỉ không còn là khái niệm xa lạ với phụ huynh. Chắc chắn khi làm ba mẹ chúng ta đều mong con có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Nhưng nếu bé có những biểu hiện đặc biệt hơn sự phát triển của lứa tuổi. Thì ba mẹ cân nhìn nhận đúng vào sự thật và hỗ trợ bé tốt nhất có thể. Dù cho bé có dấu hiệu tự kỉ ở mức độ nào nào thì sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của ba mẹ sẽ xoa dịu tất cả. Sự kiên nhẫn, lắng nghe bé là “phương thuốc” quý giúp xóa bỏ rào cản giúp bé tự kỉ có thể hoàn nhập xã hội dễ dàng hơn.

NGUYÊN NHÂN BÉ BỊ TỰ KỶ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sinh ra bị tử kỷ ở thể nhẹ đến thể nặng. Nhưng hiện nay được thống kê chủ yếu từ các nguyên nhân dễ thấy như:

  • Yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tự kỷ. Hoặc có những bộ gen của ba mẹ kết hợp gây ra chứng tự kỷ ở trẻ bẩm sinh
  • Bé bị tử kỷ do mẹ thiếu tyroxin trong tuyến giáp khi mang thai. Ba mẹ làm dụng thuốc, các chất kích thích, an thần làm tăng nguy cơ. Mẹ lo âu, stress, trầm cảm trong thai kì làm tăng nguy cơ bé bị tự kỷ rất cao.  Vì thế, nên chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần mẹ bằng các liệu pháp massage thư giãn tốt cho cả mẹ và bé trong thai kì. Ba mẹ sống trong môi trường tiếp xúc hóa chất, thuốc có nồng độ độc tố cao gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ nhiễm virus hay mắc phải một số căn bệnh như cúm, sởi, tiểu đường … Hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, đây cũng là nguyên nhân trẻ tự kỉ cực kì cao.
  • Quá trình chăm sóc trẻ. Sự thiếu quan tâm, thờ ơ của gia đình khiến cho trẻ thiếu đi sự tương tác xã hội. Củng cố thêm các biểu hiện tự kỷ ở trẻ, chuyển biến sang trẻ tự kỷ ở thể nặng.

Tuy nhiên, để kết luận bé có tự kỷ hay không phải qua các bài kiểm tra được bác sĩ chuyên khoa thực hiện và theo dõi. Ba mẹ chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường của trẻ để hiểu bé hơn.

Bé tự ký xuất phát từ nhiều nguyên nhân -Ba mẹ chú ý quan sát các biểu hiện của bé để hỗ trợ bé tốt hơn

DẤU HIỆU TRẺ TỬ KỶ – BA MẸ CÓ THỂ QUAN SÁT ĐƯỢC

Không loại trừ một số trẻ có xu hướng hướng nội nên không hoạt bát – thể hiện. Ít biểu hiện, bộc lộ ra ngoài khiến ba mẹ nhầm lẫn giữa các dấu hiệu tính cách và dấu hiệu tự kỷ. Đa phần trẻ tự kỷ sẽ có những dấu hiệu về 3 lĩnh vực đặc biệt dễ thấy nhất: “Khó khăn ngôn ngữ”, “Giảm tương tác xã hội”, “Rối loại hành vi”

  1. Khó khăn ngôn ngữ giao tiếp

Đây là một dấu hiệu trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng thấy được. Trẻ chậm nói so với độ tuổi, khó truyền đạt bằng lời những gì trẻ muốn, không hiểu những gì mọi người nói, không trả lời khi được gọi tên, không trỏ đến mọi thứ, sử dụng ngôn ngữ một cách khác thường. Trẻ có thể hoàn toàn bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại.

Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ và có dấu hiệu đi lùi. Trẻ đã nói được các câu đơn, cụm từ. Nhưng dần về sau khi giao tiếp trẻ sẽ nói sai ngữ nghĩa của từ. Giọng nói líu ríu, nói nhanh hoặc nói lớ lớ…

2. Giảm tương tác xã hội

Các nhà giáo dục đặc biệt hoặc các bác sĩ chuyên khoa thường hay kiểm tra dấu hiệu tự kỷ ở trẻ qua việc giao tiếp bằng mắt. Khi trẻ gặp khó khăn trong ánh nhìn người đối diện, khó khăn biểu cảm trên gương mặt chúng ta thường hay nghi ngờ về việc bất thường trong tương tác của trẻ.

Những bé có dấu hiệu trẻ tự kỷ thường khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Bé thường tự cô lập mình và không có sự phát triển tâm lí phù hợp với tháng tuổi. Ví dụ như: bé không cười đùa ở sau tháng thứ 3 trở đi, không phản ứng sợ hãi trước người lạ ở tháng thứ 9 hoặc bé không quan sát bên ngoài khi bị thay đổi môi trường ở tháng thứ 12…

Trẻ tự kỷ thường cô lập mình trong thế giới riêng của bé

3. Rối loạn hành vi

Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất ở trẻ bị tự kỷ vì trẻ dưới 1 tuổi tư duy trực quan hành động là chủ yếu. Thời điểm này đa phần bé thể hiện bằng hành động, nên ba mẹ dựa vào các hành vi của bé để nhận biết.

Chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại: vỗ tay, lắc lư, quay tròn… di chuyển liên tục không ngừng. Bé thích những gì trật tự, xếp thành hàng và khó chịu khi bị thay đổi thói quen. Trẻ bị cuốn hút đặc biệt vào các đồ vật chuyển động lặp lại như xoay tròn, lắc – đung đưa.

Trẻ bị khó chịu với âm thanh và tác động của âm thanh. Trẻ tự kỷ đa phần sẽ sống trong thế giới riêng của bé. Vì vậy dù một tác động âm thanh nhỏ quấy rầy bé cũng trở nên cau có, cáu gắt. Hoặc bé có sở thích với âm thanh cường độ lớn, liên tục và không cho dừng lại kể cả việc nghe nhạc.

Bạo lực, tư thế bất thường hoặc những cách di chuyển kỳ quặc là những dấu hiệu trẻ tự kỷ nào cũng xuất hiện. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,…

 Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, không hợp tác khi có sự luyện tập trực tiếp. Ngoài ra trẻ không thể nào tập trung thực hiện 1 hành động đơn giản khi có sự hướng dẫn cũng là dấu hiệu đáng lưu ý.

HỖ TRỢ CHO BÉ NHƯ THẾ NÀO KHI BÉ CÓ DẤU HIỆU TỰ KỶ

Khi thấy bé có những dấu hiệu giảm tương tác xã hội, rối loạn hành vi ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chính xác nhất. Khi xác định được bé tự kỷ ở thể nhẹ/ thể nặng hoặc thuộc một dạn rối loạn khác. Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hoặc lời khuyên để ba mẹ áp dụng thực hiện cùng bé.

Tăng cường tương tác để hỗ trợ bé tự kỷ tốt hơn

Ngoài ra, ba mẹ nên tăng cường tương tác cùng bé. Khi bé còn ở độ tuổi sơ sinh mẹ cho bé bú trực tiếp, nhìn vào mắt bé – nắm tay bé khi bú… Mẹ, ba hoặc người chăm sóc bé giao tiếp, tương tác với bé ngoài thời gian bé ngủ để tăng cường mối quan hệ xã hội cho bé. Đọc sách, nghe nhạc, kể chuyện, trò chuyện…. cùng bé luôn được khuyến khích để tăng kết nối tình cảm, trẻ cũng không bị chìm vào thế giới riêng của bản thân. Các trò chơi cùng bé từ 1 tháng tuổi trở đi như ú òa, tìm đồ vật, chi chi chành chành… hiệu quả vô cùng khi có thời gian chơi cùng bé. Ba mẹ cũng có thể theo dõi ở các trang Trần Thảo Vi và Care With Love để khám phá nhiều mẹo hay nuôi con khỏe – dạy con ngoan nhé!

Hành trình nuôi con chưa bao giờ là dễ dàng với những ai làm ba mẹ. Đặc biệt khi nhận thấy có những dấu hiệu trẻ tự kỷ ba mẹ càng cần dành nhiều thời gian, quan tâm, chăm sóc bé đặc biệt hơn. Chỉ có tình yêu thương, sự kiên nhẫn và cố gắng của ba mẹ là cầu nối vững chắc nhất để bé có thể hòa nhập tốt trong tương lai…Chúc các gia đình nhỏ thành công khi chăm sóc bé tự kỷ tại gia đình.

Xem thêm: https://tranthaovi.com/nuoi-con/

Rate this post

Liên Quan

  • Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc
  • Bỏ túi ngay thực đơn giảm cân khi đang cho con bú
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở tủ đông?
  • Bị sốt cao, đau tức ngực có phải bị tắc tia sữa không?
  • Dinh dưỡng trong sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
  • Giảm cân sau sinh và bí quyết xây dựng thực đơn khi cho con bú
  • Bật mí từ A-Z về giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Mẹ nên biết!
  • Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ phòng?
  • Nghe nhạc cho trẻ thông minh nhưng không nguy hiểm đến thính giác bé
  • Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thuộc chủ đề:Nuôi con

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Tập aerobic giảm mỡ bụng như thế nào mà không mất nhiều thời gian?

Mang thai tháng thứ 7- Tất tần tật những điều mẹ cần biết

Chăm sóc sau sinh Express

Dinh dưỡng 3 tháng cuối cho thai nhi khoẻ mạnh mẹ không nên bỏ qua

Dinh dưỡng khi mang thai và chế độ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh

3 nguyên tắc mẹ nhất định phải nhớ khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ để được bao lâu ở tủ đông?

Tắc tia sữa lâu ngày có thể dẫn đến ung thư vú đúng hay sai?

20 dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất mẹ nên biết!

9 lưu ý gì khi bà bầu ăn dứa trong thai kỳ?

Tắc tia sữa có nguy hiểm không? Mẹ đang cho con bú cần biết

Bà bầu ăn ổi có tốt không?

Bà bầu ăn măng được không?

Dấu hiệu mang thai sớm có gây đau ngực, màu sắc âm hộ thay đổi không?

Dấu hiệu mang thai sau 2 tuần quan hệ là gì? Mọi mẹ bầu nên biết

Thai phụ có thể gặp những vấn đề gì khi ăn quá nhiều măng tươi?

Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ biết

Bà bầu ăn măng được không? Lợi ích của nó ra sao?

Chồng chăm vợ ốm – bí quyết chăm vợ mau khỏe

Tuyệt chiêu để chồng phụ việc nhà siêng năng giúp vợ

Copyright © 2022 tranthaovi.com