• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bảo mật
  • About me
  • Liên hệ

Trần Thảo Vi

Cẩm nang làm đẹp & sức khỏe cho mẹ bầu & mẹ sau sinh

  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Hành trình mang thai
  • Sinh con
  • Chăm sóc sau sinh
  • Sau sinh
  • Nuôi con
  • Phụ Nữ Hiện Đại
  • Gia đình

Các bệnh hậu sản thường gặp

16/05/2022 by pth Để lại bình luận

Hậu sản theo quan niệm dân gian, là khoảng thời gian 3 tháng sau sinh. Nhưng theo y học hiện đại thì, chỉ khoảng 6 tuần sau sinh. Khi mang thai đến khi sinh em bé, có thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Và thời kỳ hậu sản chính là, khoảng thời gian để các cơ quan đó trở lại bình thường. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, và người mẹ cần được chăm sóc kỹ càng, cẩn thận. Nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải, một số loại bệnh lý gọi chung là bệnh hậu sản.

Hôm nay Trần Thảo Vi sẽ chia sẻ về vấn đề trên, các bệnh hậu sản thường gặp. Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Băng huyết

Băng huyết thường xảy ra trong vòng 24h đầu tiên sau sinh và đây được coi là một trong những bệnh hậu sản thường gặp nhất, nếu không ứng phó kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho sản phụ.

Những triệu chứng, biểu hiện chung của bệnh:

  • Ra máu nhiều và liên tục
  • Mạch đập nhanh
  • Da nhợt nhạt, xanh tái
  • Vã mồ hôi, lạnh chân tay
Biểu hiện của băng huyết là huyết áp giảm so với bình thường
  • Huyết áp hạ đột ngột
  • Một vài dấu hiệu khác tùy vào từng nguyên nhân gây băng huyết.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến băng huyết. Sau đây là những nguyên nhân điển hình:
  • Đờ tử cung (phổ biến nhất): Cơ tử cung yếu sau nhiều lần sinh nở, cơ tử cung quá căng do thai to hay đa thai, đa ối,…
  • Cấu trúc tử cung bất thường: tử cung dị dạng, từng bị u xơ tử cung, có tiền sử phẫu thuật liên quan tới tử cung,…
  • Sót nhau ở trong buồng tử cung: do cuống rốn ngắn, nhau quá lớn trong đa thai, phù nhau thai,…
  • Cơ tử cung kiệt sức: chuyển dạ nhanh, chuyển dạ quá dài và nhiễm khuẩn ối.
  • Sản phụ suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, huyết áp cao hoặc thiếu máu.
  • Sang chấn đường sinh dục: Đẻ quá nhanh, vỡ tử cung, cắt tầng sinh môn quá rộng, sâu hay sinh ở tư thế đứng, đỡ đẻ không đúng cách,…
  • Nhau bám bất thường: nhau bám ở góc tử cung, nhau cài răng lược,…

2. Nhiễm khuẩn hậu sản

Khi có dấu hiệu sốt kèm theo những biểu hiện bất thường ở âm đạo, có thể mẹ đã bị nhiễm khuẩn sản

Nhiễm khuẩn hậu sản cũng là một trong những biến chứng sau sinh dễ gặp nhất. Nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục như tử cung hay âm đạo. Nhiễm khuẩn hậu sản có một vài dạng đặc biệt nguy hiểm có thể dẫn tới việc phải cắt bỏ tử cung như là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm niêm mạc tử cung,…

Các triệu chứng thường gặp:

  • Sốt cao trên 38 độ
  • Âm đạo sưng tấy, mưng mủ
  • Dịch tiết ra có mùi hôi khó chịu
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Đôi khi kèm theo cả tình trạng choáng váng, hạ huyết áp.

Nguyên nhân chủ yếu của nhiễm khuẩn hậu sản là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ đường âm đạo hoặc thông qua các tổn thương âm đạo sau sinh, sau đó gây ra viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể trú ngụ tại cơ thể sản phụ, hay các dụng cụ đỡ đẻ thiếu vệ sinh không an toàn hoặc từ những người xung quanh,…

Những thay đổi bất thường sau khi sinh mẹ nào cũng nên biết

3. Sản dịch

Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường đối với phụ nữ sau sinh, là máu và dịch chảy ra từ trong tử cung, bao gồm máu loãng, máu cục, các biểu mô ở trong cổ tử cung và âm đạo, các sản bào,… sẽ thoát ra ngoài.

Sản dịch sau sinh có thể có từ 2-4 tuần tùy thuộc vào cơ địa từng đối tượng và trong vòng 2 tháng, tình trạng này sẽ biến mất. Sản dịch có mùi tanh nồng nhưng không có mùi hôi. Đặc điểm sản dịch theo thời gian:

  • Khoảng 3 ngày đầu sau sinh: sản dịch gồm máu loãng đỏ sẫm vì toàn máu cục nhỏ có màu sẫm.
  • Từ 4-8 ngày sau sinh: sản dịch gồm máu nhưng loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn.
  • Từ 9 ngày sau sinh: sản dịch không có màu, chủ yếu là dịch trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử.
Sản dịch sau sinh có biểu hiện bất thường thì mẹ nên kiểm tra ngay để có biện pháp điều trị kịp thời

Nếu quá trình đẩy sản dịch kết thúc quá sớm kèm theo hiện tượng đau tức vùng bụng dưới thì có thể sản phụ đang bị ứ sản dịch.

Nếu đã qua 45 ngày mà sản dịch vẫn chưa có dấu hiệu hết thì có khả năng cao sản phụ bị bế sản dịch. Kèm theo một vài dấu hiệu bất thường của sản dịch như sau:

  • Dịch âm đạo có mùi hôi, mùi khó chịu
  • Chảy máu nhiều hơn, sản dịch có màu đỏ tươi như tuần đầu tiên sau sinh
  • Xuất hiện nhiều cục máu
  • Khi ấn vào đáy tử cung, sản dịch ra có màu đen kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Khi ấn vào bụng thấy bụng cứng và có cục ở trong
  • Nhịp tim không đều
  • Bị sốt nhẹ hoặc ớn lạnh, cảm thấy chóng mặt, người mệt mỏi
Kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt

4. Sản giật

Sản giật sau sinh rất nguy hiểm đến tính mạng bà mẹ và là nguyên nhân thứ ba gây ra tử vong nhiều nhất trên thế giới.

Các triệu chứng của sản giật sau sinh:

  • Bị phù.
  • Đau đầu
  • Ù tai, mờ mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Co giật, nặng hơn sẽ rơi vào tình trạng lờ đờ rồi hôn mê

Nếu nhận thấy một trong các triệu chứng trên cần đưa bà mẹ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trên đây là các bệnh hậu sản thường gặp, nhưng Trần Thảo Vi hi vọng các mẹ trong thời kỳ hậu sản sẽ không mắc phải bệnh nào trong các bệnh ở trên và thật khỏe mạnh, thuận lợi vượt qua giai đoạn này. Trần Thảo Vi sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích và cần thiết nhất.

Xem thêm:

Chăm sóc hậu sản sau sinh và nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản

Chăm sóc sau khi sinh thời kỳ hậu sản

Bạn đã biết tần tần tật về khám phụ khoa sau khi sinh chưa?

Xem thêm: https://tranthaovi.com/cham-soc-sau-sinh/

Rate this post

Liên Quan

  • Bật mí cách giảm mỡ bụng sau sinh tại nhà khi cho con bú
  • Giảm cân sau sinh không ảnh hưởng đến sữa, đôi điều mẹ cần biết
  • Các bệnh hậu sản thường gặp – Bà mẹ sau sinh nên biết
  • 5 bí quyết chăm sóc vết mổ sau sinh giúp mẹ phục hồi thần tốc
  • Các bài tập giảm cân sau sinh hiệu quả tại nhà, cực kỳ đơn giản
  • 4 bí quyết vàng giúp giảm cân sau sinh hiệu quả sau 6 tháng
  • Bài tập aerobic giảm mỡ bụng đơn giản cho người mới bắt đầu
  • Giúp mẹ giảm cân hiệu quả sau sinh tại nhà bằng biện pháp đơn giản
  • Massage bầu tại nhà an toàn, hiệu quả – Mẹ bầu không thể bỏ qua các lưu ý sau
  • Sở hữu vóc dáng chuẩn với bài tập aerobic giảm mỡ bụng

Thuộc chủ đề:Chăm sóc sau sinh

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài nổi bật

Mẹ có nên massage bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Các dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết và chuẩn xác nhất

Bí quyết giảm cân sau sinh 3 tháng cực chuẩn

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Những điều quan trọng mẹ cần biết

An tâm nuôi con bằng sữa mẹ với 5 tư thế cho bé bú đúng chuẩn

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng như thế nào?

Lựa chọn thời điểm tập Yoga bầu “chuẩn” khoa học cho các chị em

Mách mẹ bí quyết tắm bé sơ sinh cực chuẩn tại nhà

Massage cho bé như thế nào là khoa học và mang lại hiệu quả?

Học cách chồng chăm vợ đẻ đúng của các sao Việt

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh thường? Bạn đã biết chưa?

3 nguyên tắc mẹ nhất định phải nhớ khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Các mẹ đã biết cách chăm sóc sau sinh tại nhà chưa?

Kiêng cữ sau sinh mổ

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng siêu nhanh trong 1 tuần

Thai 12 tuần bé yêu đang phát triển như thế nào? Mẹ có muốn biết?

5 bí quyết chăm sóc vết mổ sau sinh giúp mẹ phục hồi thần tốc

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung – Mẹ bầu nên lưu ý!

Thực phẩm “chuẩn” cho bà bầu 3 tháng cuối để thai kỳ khoẻ

Sữa mẹ để được bao lâu? Mẹ đã biết cách bảo quản sữa đúng cách chưa?

Copyright © 2022 tranthaovi.com